Thiếu quỹ đất công nghiệp - rào cản thu hút FDI tại Đông Nam Bộ
14/05/2023 (0) Nhận xét
Thời gian qua, nhiều tập đoàn lớn như Aeon, De Heus, Pandora… đã đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Đồng Nai, tuy nhiên, do thiếu quỹ đất diện tích lớn nên tỉnh này đã “đánh rơi” hàng tỷ USD.
Tại Đông Nam Bộ, quỹ đất trong các khu công nghiệp của một số tỉnh, thành phố không còn nhiều đang là rào cản lớn trong tham vọng phát triển công nghiệp, đặc biệt là thu hút dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cho địa phương.
Hiện chính quyền sở tại đang có nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đồng thời hướng tới thu hút các dự án đầu tư thân thiện với môi trường, các dự án có sự chọn lọc, chiếm ít diện tích đất, nhân công.
Nhiều vướng mắc về quỹ đất công nghiệp
Quỹ đất chính là một trong những "bài toán" buộc các địa phương phải giải quyết nhằm tăng sức cạnh tranh trong cuộc đua thu hút các dự án công nghiệp quy mô lớn cả trong và ngoài nước.
Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai, đến nay, quỹ đất còn lại trong các khu công nghiệp đã được đầu tư xây dựng hạ tầng hoàn chỉnh không còn nhiều, nhất là các khu công nghiệp ở những địa bàn trọng điểm như huyện Long Thành, Nhơn Trạch, thành phố Biên Hòa. Điều này khiến nhiều nhà đầu tư đã lựa chọn chuyển sang các tỉnh lân cận.
Báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2022, tốp 5 địa phương thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất cả nước gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hải Phòng.
Lần đầu tiên trong vòng 30 năm, Đồng Nai đã rớt khỏi nhóm 5 tỉnh, thành phố dẫn đầu về thu hút vốn FDI.
Phó Trưởng ban phụ trách Ban Quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai Phạm Văn Cường cho biết vốn FDI vào tỉnh thời gian qua không có sự bứt phá là do thiếu quỹ đất công nghiệp với diện tích 5-10ha để doanh nghiệp thuê xây dựng nhà máy sản xuất.
Thực tế, nhiều tập đoàn lớn như Aeon, De Heus, Pandora… đã đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Đồng Nai. Tuy nhiên, do thiếu quỹ đất diện tích lớn nên Đồng Nai đã “đánh rơi” hàng tỷ USD đầu tư vào các khu công nghiệp.
Cụ thể, Tập đoàn Lego của Đan Mạch ban đầu dự tính đặt nhà máy ở Khu công nghiệp Công nghệ cao Long Thành song không tìm được quỹ đất đủ lớn, nên tập đoàn này quyết định chuyển đến Bình Dương đầu tư.
Hiện tỉnh Đồng Nai đã quy hoạch đến 40 khu công nghiệp; trong đó có 32 khu công nghiệp được thành lập. Riêng 8 khu công nghiệp mới (gồm Cẩm Mỹ, Gia Kiệm, Phước Bình, Phước Bình 2, Long Đức giai đoạn 2, Long Đức 3, Bàu Cạn-Tân Hiệp, Xuân Quế-Sông Nhạn) có tổng diện tích hơn 8.200 ha, đã được Chính phủ phê duyệt.
Tuy nhiên, 8 khu công nghiệp mới đều gặp các vướng mắc thủ tục đầu tư, xử lý đất cao su, đất rừng, xác định đấu giá, đấu thầu, quy hoạch phân khu..., trong đó đa số các vấn đề bị vướng thuộc thẩm quyền giải quyết của Trung ương.
Theo Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, trong năm 2022, thành phố thu hút đầu tư FDI đạt 4,33 tỷ USD; trong đó đầu tư cho lĩnh vực công nghệ cao chiếm khoảng 65%.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi cho biế trong thu hút FDI có những hạn chế, như hệ thống hạ tầng giao thông, dịch vụ chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các chính sách ưu đãi dựa trên nền tảng của thuế kém hấp dẫn, cần phải có cách tiếp cận mới, nhất là khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu. Đặc biệt, thành phố cũng đang thiếu quỹ đất công nghiệp để thu hút các dự án lớn, nhà đầu tư lớn cho các ngành nghề mới.
Trong số các tỉnh, thành vùng Đông Nam Bộ, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu vẫn có lợi thế hơn về quỹ đất, bởi còn nhiều khu công nghiệp diện tích lớn để thu hút đầu tư.
Tuy nhiên, dù có diện tích khu công nghiệp lớn nhưng thách thức cho các tỉnh này là các khu công nghiệp nằm xa cảng biển, sân bay, hệ thống hạ tầng kết nối chưa đầu tư đồng bộ, nên doanh nghiệp FDI không hào hứng đầu tư.
Chỉ có tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là thuận lợi nhất khi vừa có diện tích khu công nghiệp lớn, vừa có cảng biển nước sâu và nằm sát Sân bay Quốc tế Long Thành (dự kiến khai thác năm 2025).
Giải pháp khắc phục
Trong bối cảnh quỹ đất trong khu công nghiệp cũ không còn nhiều, các khu công nghiệp mới lại vướng mắc và còn thời gian lâu nữa mới hình thành, tỉnh Đồng Nai có một số giải pháp như thành lập tổ công tác đi ghi nhận tại từng địa phương, nhằm tháo gỡ vướng mắc cho các dự án khu công nghiệp mới.
Theo Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Nai Nguyễn Hữu Nguyên, tỉnh đang hướng tới thu hút các dự án đầu tư về lĩnh vực phát triển kinh tế thân thiện môi trường, các dự án có sự chọn lọc, chiếm ít diện tích đất, nhân công để hướng đến nền công nghiệp xanh.
Bên cạnh đó, tỉnh Đồng Nai đang cố gắng đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng để xây dựng các khu công nghiệp mới; phối hợp với các tỉnh lân cận để xây dựng tuyến Vành đai 3, Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh, cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu. Đặc biệt, dự án Sân bay Quốc tế Long Thành được triển khai đang tạo sức hút lớn cho tỉnh.
Để phát triển bền vững, tỉnh Đồng Nai còn phải đặt ra tầm nhìn dài hạn trong quy hoạch, có cơ chế thực hiện thủ tục hành chính nhanh gọn, hiệu quả và tích cực hơn trong quảng bá hình ảnh địa phương để thể hiện mình là một điểm đến thân thiện, hấp dẫn nhà đầu tư.
Thực tế, hiện các doanh nghiệp FDI rất quan tâm đến các dự án bất động sản, logistics, thương mại dịch vụ, năng lượng tái tạo tại Đồng Nai. Nhiều doanh nghiệp FDI đã chuẩn bị sẵn nguồn vốn, chỉ đợi những vướng mắc về pháp lý được tháo gỡ là sẽ triển khai dự án.
Cụ thể, Tập đoàn Amata (Thái Lan) đang chờ giải quyết thủ tục đất đai để đầu tư 4 dự án tại huyện Long Thành, Tập đoàn Shire Oak International (Vương quốc Anh) muốn đầu tư dự án năng lượng tái tạo, Tập đoàn LG (Hàn Quốc) quan tâm các dự án thành phố thông minh.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban Nhân dân thành phố kiến nghị Thủ tướng sớm phê duyệt điều chỉnh quy hoạch các khu công nghiệp; trong đó bổ sung quy hoạch khu công nghiệp Phạm Văn Hai 1, Phạm Văn Hai 2 với diện tích 600ha để Thành phố Hồ Chí Minh có đất phát triển các chuyên ngành như điện tử, y sinh, công nghiệp phụ trợ.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi cho biết thành phố đang tập trung đẩy mạnh các dự án về hạ tầng, dịch vụ logistics, chuyển đổi năng lượng, quỹ đất công nghiệp, đào tạo nhân lực trình độ quốc tế và xây dựng chính quyền số để nâng cao hiệu quả hấp thụ vốn và hiệu quả đầu tư.
Thành phố Hồ Chí Minh cam kết tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, môi trường sống, thực thi hiệu quả các quy định, chính sách Trung ương trên địa bàn và thường xuyên phối hợp với nhà đầu tư giải quyết những vướng mắc, phát sinh.
Đồng thời, chính quyền thành phố tập trung triển khai thực hiện hiệu quả 51 chương trình và đề án trong ba chương trình đột phá về đổi mới quản lý, về phát triển hạ tầng thành phố và về phát triển nhân lực.
Thành phố tập trung xây dựng thành trung tâm khởi nghiệp sáng tạo lớn nhất cả nước, đi đầu trong việc tận dụng các cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường lao động, thị trường bất động sản, thị trường khoa học công nghệ, thị trường tài chính theo chuẩn mực của nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế…/.
Theo Hồng Đạt (TTXVN/Vietnam+)
Tại Đông Nam Bộ, quỹ đất trong các khu công nghiệp của một số tỉnh, thành phố không còn nhiều đang là rào cản lớn trong tham vọng phát triển công nghiệp, đặc biệt là thu hút dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cho địa phương.
Hiện chính quyền sở tại đang có nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đồng thời hướng tới thu hút các dự án đầu tư thân thiện với môi trường, các dự án có sự chọn lọc, chiếm ít diện tích đất, nhân công.
Nhiều vướng mắc về quỹ đất công nghiệp
Quỹ đất chính là một trong những "bài toán" buộc các địa phương phải giải quyết nhằm tăng sức cạnh tranh trong cuộc đua thu hút các dự án công nghiệp quy mô lớn cả trong và ngoài nước.
Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai, đến nay, quỹ đất còn lại trong các khu công nghiệp đã được đầu tư xây dựng hạ tầng hoàn chỉnh không còn nhiều, nhất là các khu công nghiệp ở những địa bàn trọng điểm như huyện Long Thành, Nhơn Trạch, thành phố Biên Hòa. Điều này khiến nhiều nhà đầu tư đã lựa chọn chuyển sang các tỉnh lân cận.
Báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2022, tốp 5 địa phương thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất cả nước gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hải Phòng.
Lần đầu tiên trong vòng 30 năm, Đồng Nai đã rớt khỏi nhóm 5 tỉnh, thành phố dẫn đầu về thu hút vốn FDI.
Phó Trưởng ban phụ trách Ban Quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai Phạm Văn Cường cho biết vốn FDI vào tỉnh thời gian qua không có sự bứt phá là do thiếu quỹ đất công nghiệp với diện tích 5-10ha để doanh nghiệp thuê xây dựng nhà máy sản xuất.
Thực tế, nhiều tập đoàn lớn như Aeon, De Heus, Pandora… đã đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Đồng Nai. Tuy nhiên, do thiếu quỹ đất diện tích lớn nên Đồng Nai đã “đánh rơi” hàng tỷ USD đầu tư vào các khu công nghiệp.
Cụ thể, Tập đoàn Lego của Đan Mạch ban đầu dự tính đặt nhà máy ở Khu công nghiệp Công nghệ cao Long Thành song không tìm được quỹ đất đủ lớn, nên tập đoàn này quyết định chuyển đến Bình Dương đầu tư.
Hiện tỉnh Đồng Nai đã quy hoạch đến 40 khu công nghiệp; trong đó có 32 khu công nghiệp được thành lập. Riêng 8 khu công nghiệp mới (gồm Cẩm Mỹ, Gia Kiệm, Phước Bình, Phước Bình 2, Long Đức giai đoạn 2, Long Đức 3, Bàu Cạn-Tân Hiệp, Xuân Quế-Sông Nhạn) có tổng diện tích hơn 8.200 ha, đã được Chính phủ phê duyệt.
Tuy nhiên, 8 khu công nghiệp mới đều gặp các vướng mắc thủ tục đầu tư, xử lý đất cao su, đất rừng, xác định đấu giá, đấu thầu, quy hoạch phân khu..., trong đó đa số các vấn đề bị vướng thuộc thẩm quyền giải quyết của Trung ương.
Theo Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, trong năm 2022, thành phố thu hút đầu tư FDI đạt 4,33 tỷ USD; trong đó đầu tư cho lĩnh vực công nghệ cao chiếm khoảng 65%.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi cho biế trong thu hút FDI có những hạn chế, như hệ thống hạ tầng giao thông, dịch vụ chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các chính sách ưu đãi dựa trên nền tảng của thuế kém hấp dẫn, cần phải có cách tiếp cận mới, nhất là khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu. Đặc biệt, thành phố cũng đang thiếu quỹ đất công nghiệp để thu hút các dự án lớn, nhà đầu tư lớn cho các ngành nghề mới.
Trong số các tỉnh, thành vùng Đông Nam Bộ, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu vẫn có lợi thế hơn về quỹ đất, bởi còn nhiều khu công nghiệp diện tích lớn để thu hút đầu tư.
Tuy nhiên, dù có diện tích khu công nghiệp lớn nhưng thách thức cho các tỉnh này là các khu công nghiệp nằm xa cảng biển, sân bay, hệ thống hạ tầng kết nối chưa đầu tư đồng bộ, nên doanh nghiệp FDI không hào hứng đầu tư.
Chỉ có tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là thuận lợi nhất khi vừa có diện tích khu công nghiệp lớn, vừa có cảng biển nước sâu và nằm sát Sân bay Quốc tế Long Thành (dự kiến khai thác năm 2025).
Giải pháp khắc phục
Trong bối cảnh quỹ đất trong khu công nghiệp cũ không còn nhiều, các khu công nghiệp mới lại vướng mắc và còn thời gian lâu nữa mới hình thành, tỉnh Đồng Nai có một số giải pháp như thành lập tổ công tác đi ghi nhận tại từng địa phương, nhằm tháo gỡ vướng mắc cho các dự án khu công nghiệp mới.
Theo Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Nai Nguyễn Hữu Nguyên, tỉnh đang hướng tới thu hút các dự án đầu tư về lĩnh vực phát triển kinh tế thân thiện môi trường, các dự án có sự chọn lọc, chiếm ít diện tích đất, nhân công để hướng đến nền công nghiệp xanh.
Bên cạnh đó, tỉnh Đồng Nai đang cố gắng đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng để xây dựng các khu công nghiệp mới; phối hợp với các tỉnh lân cận để xây dựng tuyến Vành đai 3, Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh, cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu. Đặc biệt, dự án Sân bay Quốc tế Long Thành được triển khai đang tạo sức hút lớn cho tỉnh.
Để phát triển bền vững, tỉnh Đồng Nai còn phải đặt ra tầm nhìn dài hạn trong quy hoạch, có cơ chế thực hiện thủ tục hành chính nhanh gọn, hiệu quả và tích cực hơn trong quảng bá hình ảnh địa phương để thể hiện mình là một điểm đến thân thiện, hấp dẫn nhà đầu tư.
Thực tế, hiện các doanh nghiệp FDI rất quan tâm đến các dự án bất động sản, logistics, thương mại dịch vụ, năng lượng tái tạo tại Đồng Nai. Nhiều doanh nghiệp FDI đã chuẩn bị sẵn nguồn vốn, chỉ đợi những vướng mắc về pháp lý được tháo gỡ là sẽ triển khai dự án.
Cụ thể, Tập đoàn Amata (Thái Lan) đang chờ giải quyết thủ tục đất đai để đầu tư 4 dự án tại huyện Long Thành, Tập đoàn Shire Oak International (Vương quốc Anh) muốn đầu tư dự án năng lượng tái tạo, Tập đoàn LG (Hàn Quốc) quan tâm các dự án thành phố thông minh.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban Nhân dân thành phố kiến nghị Thủ tướng sớm phê duyệt điều chỉnh quy hoạch các khu công nghiệp; trong đó bổ sung quy hoạch khu công nghiệp Phạm Văn Hai 1, Phạm Văn Hai 2 với diện tích 600ha để Thành phố Hồ Chí Minh có đất phát triển các chuyên ngành như điện tử, y sinh, công nghiệp phụ trợ.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi cho biết thành phố đang tập trung đẩy mạnh các dự án về hạ tầng, dịch vụ logistics, chuyển đổi năng lượng, quỹ đất công nghiệp, đào tạo nhân lực trình độ quốc tế và xây dựng chính quyền số để nâng cao hiệu quả hấp thụ vốn và hiệu quả đầu tư.
Thành phố Hồ Chí Minh cam kết tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, môi trường sống, thực thi hiệu quả các quy định, chính sách Trung ương trên địa bàn và thường xuyên phối hợp với nhà đầu tư giải quyết những vướng mắc, phát sinh.
Đồng thời, chính quyền thành phố tập trung triển khai thực hiện hiệu quả 51 chương trình và đề án trong ba chương trình đột phá về đổi mới quản lý, về phát triển hạ tầng thành phố và về phát triển nhân lực.
Thành phố tập trung xây dựng thành trung tâm khởi nghiệp sáng tạo lớn nhất cả nước, đi đầu trong việc tận dụng các cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường lao động, thị trường bất động sản, thị trường khoa học công nghệ, thị trường tài chính theo chuẩn mực của nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế…/.
Theo Hồng Đạt (TTXVN/Vietnam+)
Nhận xét
Đăng nhận xét