Bình Dương: Bất động sản đáp ứng nhu cầu thực vẫn sôi động!
11/02/2024 (0) Nhận xét
Thị trường bất động sản chững lại nhưng phân khúc sản phẩm đáp ứng nhu cầu thực vẫn đang là một điểm sáng. Tại Bình Dương, những sản phẩm có giá khoảng 1 tỉ đồng/nền đất hoặc trên dưới 2 tỉ đồng/căn đang trong tình trạng cầu vượt cung.
Khoảng 3.000 khách hàng tham dự lễ giới thiệu một dự án đáp ứng nhu cầu thực tọa lạc liền kề các KCN VSIP 2 mở rộng, Mỹ Phước 1,2,3 và thành phố mới Bình Dương
Thiếu hụt nguồn cung giá rẻ
Bình Dương đang là địa phương có tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa cao nhất cả nước, đạt trên 82%. Theo thống kê, toàn tỉnh có 48 khu/cụm công nghiệp với hơn 1,2 triệu lao động; trong đó lao động nhập cư chiếm khoảng 85%.
Tuy mặt bằng thu nhập đầu người của Bình Dương đang đứng đầu cả nước với 7,12 triệu đồng/tháng nhưng do giá bất động sản tăng cao đã khiến cho nhiều lao động khó mua được nhà ở. Giai đoạn 2021-2025, Bình Dương dự kiến xây dựng thêm 4,2 triệu m² sàn, tương đương 100.000 căn nhà ở cho người lao động nhưng hiện nay mới chỉ đạt khoảng 65% kế hoạch.
Trong khi đó, quỹ đất xây nhà ở xã hội nằm rải rác khoảng 100ha vẫn chưa được triển khai xây dựng đã khiến cho nguồn cung nhà giá rẻ càng trở nên khan hiếm. Phân khúc căn hộ tuy xuất hiện vài dự án có tổng giá trị vừa phải nhưng vẫn kém hấp dẫn người lao động do tính trên mét vuông thì vẫn khá cao, vị trí bất lợi và ít tiện ích… Chưa kể tâm lý người dân Bình Dương vẫn ưa chuộng sở hữu nhà liền thổ để tiện sinh hoạt và gia tăng giá trị lâu dài.
Khảo sát cho thấy, các khu vực "vùng trũng" đang được nhiều khách hàng săn tìm bất động sản đáp ứng nhu cầu thực là tam giác Bến Cát - Phú Giáo - Tân Uyên. Ngoài yếu tố dân nhập cư đông, các địa phương này còn có mặt bằng giá bất động sản hấp dẫn trong khi tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, hạ tầng lẫn khu công nghiệp đều hoạt động nhộn nhịp.
Cụ thể, hiện nay nếu cầm khoảng 1 tỉ đồng, khách hàng có thể mua được 1 nền đất hoặc trên dưới 2 tỉ đồng cho một căn nhà liền thổ tại các khu vực liền kề khu công nghiệp tại Bến Cát hay Tân Uyên. Tuy nhiên, cùng với số tiền tương tự chỉ có thể mua được căn hộ khoảng 60-70m² tại Thủ Dầu Một hoặc Thuận An cách đó không xa. Thậm chí, khu vực trung tâm thành phố mới Bình Dương mức giá còn cao hơn nhiều, lên đến 40-50 triệu đồng/m² căn hộ, 7-10 tỉ đồng/căn nhà phố.
Vì thế, giao dịch bất động sản tại đây vẫn khá đều đặn. Nhiều chủ đầu tư xác nhận các sản phẩm trong tầm giá 1 tỉ đồng đối với đất và 2 tỉ đồng đối với nhà phố xây sẵn đang trong tình trạng cung không đủ cầu. Tuy nhiên, để quyết định "xuống tiền", khách hàng nên tìm hiểu những dự án được phát triển bởi thương hiệu uy tín, nằm trong các khu vực có nhiều hạ tầng đang triển khai và có nhiều khu công nghiệp hoạt động. Điều này giúp người mua có thể ở được ngay và giá trị bất động sản cũng tăng mạnh khi hạ tầng hoàn chỉnh.
Khu vực nào thực sự tiềm năng?
Định hướng của Bình Dương đến năm 2030 là phát triển dựa trên 3 trụ cột gồm công nghiệp, dịch vụ và đô thị thông minh. Trong đó, công nghiệp và đô thị thông minh sẽ tập trung phát triển ở khu vực phía Bắc là tam giác Bến Cát - Phú Giáo - Tân Uyên.
Hiện nay, chỉ tính riêng Bến Cát đã có cả chục KCN quy mô hàng ngàn héc ta đã lấp đầy như Mỹ Phước 1,2,3; VSIP 2 mở rộng, Chánh Phú Hòa, Rạch Bắp, Thới Hòa, Việt Hương 2… Nếu ví Bình Dương như một "thủ phủ công nghiệp" của miền Nam thì tam giác Bến Cát - Phú Giáo - Tân Uyên chính là "trái tim" của thủ phủ này.
Các KCN trên địa bàn Bến Cát - Phú Giáo - Tân Uyên đang hoạt động nhộn nhịp
Để phục vụ chiến lược nói trên, hàng chục dự án hạ tầng kết nối giao thông đang được Bình Dương xúc tiến đầu tư. Riêng năm 2023, tổng nguồn vốn đầu tư công cho hạ tầng đã lên đến 21.817 tỉ đồng, gấp 2,17 lần so với năm 2022 và cao nhất từ trước đến nay. Rất nhiều công trình đang được ưu tiên đầu tư tập trung quanh khu vực Bến Cát và Phú Giáo như mở rộng quốc lộ 13, Nguyễn Văn Thành - ĐT 741, quốc lộ 14, đại lộ Mỹ Phước - Tân Vạn, Vành đai 4, ĐT 742, ĐT 746, ĐT 747 hay đường sắt Xuyên Á, cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Phú Giáo - Chơn Thành…
Lý giải về sự sôi động của bất động sản Bến Cát - Phú Giáo - Tân Uyên, ông P.G, Tổng giám đốc một công ty môi giới lớn tại Thủ Dầu Một, cho rằng thời điểm này mặt bằng giá tại đây thuộc loại rẻ nhất tại Bình Dương nếu so sánh trong tương quan kinh tế - xã hội, hệ thống hạ tầng lẫn cơ hội phát triển. Đây chính là cơ hội tốt cho những người đang cần nhà ở hoặc nhà đầu tư sẵn vốn. Một số khu vực ở xa có thể giá rẻ hơn đôi chút nhưng còn thưa vắng người ở, hạ tầng chưa đồng bộ nên người mua chưa thể ở ngay hoặc thiếu tính thanh khoản. "Khi thị trường phục hồi hoặc khi Bến Cát, Tân Uyên lên thành phố vào năm 2025, giá bất động sản tại đây ít nhất cũng tăng gấp đôi tương tự Thuận An, Dĩ An trước đây", ông nhấn mạnh.
Thiếu hụt nguồn cung giá rẻ
Bình Dương đang là địa phương có tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa cao nhất cả nước, đạt trên 82%. Theo thống kê, toàn tỉnh có 48 khu/cụm công nghiệp với hơn 1,2 triệu lao động; trong đó lao động nhập cư chiếm khoảng 85%.
Tuy mặt bằng thu nhập đầu người của Bình Dương đang đứng đầu cả nước với 7,12 triệu đồng/tháng nhưng do giá bất động sản tăng cao đã khiến cho nhiều lao động khó mua được nhà ở. Giai đoạn 2021-2025, Bình Dương dự kiến xây dựng thêm 4,2 triệu m² sàn, tương đương 100.000 căn nhà ở cho người lao động nhưng hiện nay mới chỉ đạt khoảng 65% kế hoạch.
Trong khi đó, quỹ đất xây nhà ở xã hội nằm rải rác khoảng 100ha vẫn chưa được triển khai xây dựng đã khiến cho nguồn cung nhà giá rẻ càng trở nên khan hiếm. Phân khúc căn hộ tuy xuất hiện vài dự án có tổng giá trị vừa phải nhưng vẫn kém hấp dẫn người lao động do tính trên mét vuông thì vẫn khá cao, vị trí bất lợi và ít tiện ích… Chưa kể tâm lý người dân Bình Dương vẫn ưa chuộng sở hữu nhà liền thổ để tiện sinh hoạt và gia tăng giá trị lâu dài.
Khảo sát cho thấy, các khu vực "vùng trũng" đang được nhiều khách hàng săn tìm bất động sản đáp ứng nhu cầu thực là tam giác Bến Cát - Phú Giáo - Tân Uyên. Ngoài yếu tố dân nhập cư đông, các địa phương này còn có mặt bằng giá bất động sản hấp dẫn trong khi tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, hạ tầng lẫn khu công nghiệp đều hoạt động nhộn nhịp.
Cụ thể, hiện nay nếu cầm khoảng 1 tỉ đồng, khách hàng có thể mua được 1 nền đất hoặc trên dưới 2 tỉ đồng cho một căn nhà liền thổ tại các khu vực liền kề khu công nghiệp tại Bến Cát hay Tân Uyên. Tuy nhiên, cùng với số tiền tương tự chỉ có thể mua được căn hộ khoảng 60-70m² tại Thủ Dầu Một hoặc Thuận An cách đó không xa. Thậm chí, khu vực trung tâm thành phố mới Bình Dương mức giá còn cao hơn nhiều, lên đến 40-50 triệu đồng/m² căn hộ, 7-10 tỉ đồng/căn nhà phố.
Vì thế, giao dịch bất động sản tại đây vẫn khá đều đặn. Nhiều chủ đầu tư xác nhận các sản phẩm trong tầm giá 1 tỉ đồng đối với đất và 2 tỉ đồng đối với nhà phố xây sẵn đang trong tình trạng cung không đủ cầu. Tuy nhiên, để quyết định "xuống tiền", khách hàng nên tìm hiểu những dự án được phát triển bởi thương hiệu uy tín, nằm trong các khu vực có nhiều hạ tầng đang triển khai và có nhiều khu công nghiệp hoạt động. Điều này giúp người mua có thể ở được ngay và giá trị bất động sản cũng tăng mạnh khi hạ tầng hoàn chỉnh.
Khu vực nào thực sự tiềm năng?
Định hướng của Bình Dương đến năm 2030 là phát triển dựa trên 3 trụ cột gồm công nghiệp, dịch vụ và đô thị thông minh. Trong đó, công nghiệp và đô thị thông minh sẽ tập trung phát triển ở khu vực phía Bắc là tam giác Bến Cát - Phú Giáo - Tân Uyên.
Hiện nay, chỉ tính riêng Bến Cát đã có cả chục KCN quy mô hàng ngàn héc ta đã lấp đầy như Mỹ Phước 1,2,3; VSIP 2 mở rộng, Chánh Phú Hòa, Rạch Bắp, Thới Hòa, Việt Hương 2… Nếu ví Bình Dương như một "thủ phủ công nghiệp" của miền Nam thì tam giác Bến Cát - Phú Giáo - Tân Uyên chính là "trái tim" của thủ phủ này.
Các KCN trên địa bàn Bến Cát - Phú Giáo - Tân Uyên đang hoạt động nhộn nhịp
Để phục vụ chiến lược nói trên, hàng chục dự án hạ tầng kết nối giao thông đang được Bình Dương xúc tiến đầu tư. Riêng năm 2023, tổng nguồn vốn đầu tư công cho hạ tầng đã lên đến 21.817 tỉ đồng, gấp 2,17 lần so với năm 2022 và cao nhất từ trước đến nay. Rất nhiều công trình đang được ưu tiên đầu tư tập trung quanh khu vực Bến Cát và Phú Giáo như mở rộng quốc lộ 13, Nguyễn Văn Thành - ĐT 741, quốc lộ 14, đại lộ Mỹ Phước - Tân Vạn, Vành đai 4, ĐT 742, ĐT 746, ĐT 747 hay đường sắt Xuyên Á, cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Phú Giáo - Chơn Thành…
Lý giải về sự sôi động của bất động sản Bến Cát - Phú Giáo - Tân Uyên, ông P.G, Tổng giám đốc một công ty môi giới lớn tại Thủ Dầu Một, cho rằng thời điểm này mặt bằng giá tại đây thuộc loại rẻ nhất tại Bình Dương nếu so sánh trong tương quan kinh tế - xã hội, hệ thống hạ tầng lẫn cơ hội phát triển. Đây chính là cơ hội tốt cho những người đang cần nhà ở hoặc nhà đầu tư sẵn vốn. Một số khu vực ở xa có thể giá rẻ hơn đôi chút nhưng còn thưa vắng người ở, hạ tầng chưa đồng bộ nên người mua chưa thể ở ngay hoặc thiếu tính thanh khoản. "Khi thị trường phục hồi hoặc khi Bến Cát, Tân Uyên lên thành phố vào năm 2025, giá bất động sản tại đây ít nhất cũng tăng gấp đôi tương tự Thuận An, Dĩ An trước đây", ông nhấn mạnh.
Nhận xét
Đăng nhận xét